Ngày tàn của nghề giao đồ ăn: 'Shipper robot" xuất hiện tại Nhật Bản, có thể làm việc không ngừng nghỉ cả ngày, bất kể mưa nắng, thùng đồ chứa được 20kg
Giữa tuần này, Uber Eats Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng ở một số khu vực nhất định Tokyo, một dự án liên doanh mới nhằm mục đích làm cho dịch vụ này hiệu quả hơn trong bối cảnh đất nước này đang thiếu lao động.
Các robot hiện đang chỉ được sử dụng cho hai cửa hàng – Tonkatsu Aoki và Benihana Annex – ở khu vực Nihonbashi của Tokyo. Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ triển khai chúng ở nhiều khu vực hơn. Chúng đang được sử dụng để giao hàng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày trong tuần.
Nhật Bản hiện là quốc gia thứ hai trên thế giới có Uber Eats, dịch vụ giao đồ ăn của công ty gọi xe Uber Technologies, vận hành robot giao hàng. Công ty bắt đầu sử dụng chúng ở Mỹ vào năm 2022.
Sau khi đơn hàng được đặt trên ứng dụng Uber Eats, robot sẽ đến cửa hàng để nhận hàng trước khi gia đến địa chỉ do khách hàng chỉ định, sau đó khách hàng sẽ sử dụng chìa khóa trong ứng dụng để nhận đơn hàng. Shintaro Nakagawa, người đứng đầu Uber Eats Japan, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng:
"Do Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, chúng tôi tin rằng robot tự lái sẽ trở nên quan trọng hơn như một cách để tăng các lựa chọn giao hàng".
Uber Eats sử dụng robot do Cartken, một công ty chuyên về công nghệ như vậy cung cấp, sau đó được Mitsubishi Electric điều chỉnh để sử dụng tại Nhật Bản. Các robot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo cho phép chúng tự lái cũng như vận hành từ xa.
Robot sẽ chạy với tốc độ tối đa 5,4 km/h, thấp hơn 1 chút so với tốc độ giới hạn 6 km/h đối với các phương tiện cỡ nhỏ điều khiển từ xa theo quy định của luật giao thông Nhật Bản. Robot màu xanh lá cây hình hộp, sáu bánh có chiều dài 71 cm, rộng 46 cm và cao 60 cm. Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm cho tới khi được giao đến khách hàng ở nhiệt độ thích hợp.
Các robot sử dụng camera để di chuyển trên lối đi dành cho người đi bộ, được thiết kế để tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng ở đèn giao thông. Các camera sẽ tự động che đi khuôn mặt của những người trong cảnh quay mà chúng ghi lại để bảo vệ quyền riêng tư của những người lỡ lọt vào khung hình.
Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty đang tìm cách đổi mới hơn nữa để cho phép robot tự động có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.
Anjali Jindal Naik, đồng sáng lập và COO của Cartken, cho biết trong một tuyên bố: "Sự hợp tác này đánh dấu một bước nhảy vọt trong việc xác định lại tương lai của dịch vụ giao đồ ăn, giúp trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn đối với người tiêu dùng ở Nhật Bản".
Giám đốc điều hành Uber Eats Nhật Bản Shintaro Nakagawa cho biết Uber tin rằng hệ thống giao hàng bằng robot sẽ tiếp tục "phát triển tầm quan trọng" khi họ mong muốn mang đến cho khách hàng và cửa hàng đối tác của mình "những bất ngờ thú vị và độ tin cậy cao".
Trong khi đó, Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty điện tử này sẽ tiếp tục phát triển các robot tự hành để cuối cùng chúng có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.
Nhật Bản, quốc gia gần đây bị Đức soán ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phải đối mặt với tình trạng dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp trong nhiều năm nay, gây áp lực quá lớn lên cơ sở hạ tầng hậu cần của nước này.
Shoji Tanaka, tổng giám đốc cấp cao của Trung tâm phát triển ứng dụng nâng cao, Bộ phận phát triển tại Mitsubishi Electric cho biết trong một tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng bằng robot "được coi là biện pháp đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng hậu cần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai".
Tanaka cho biết Mitsubishi đã hợp tác với Cartken để "ứng phó với những vấn đề xã hội như vậy".
Tanaka nói thêm: "Chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến mới được công bố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự lan rộng của dịch vụ giao hàng bằng robot tại Nhật Bản. Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng nhà máy, vốn là một trong những thế mạnh của chúng tôi, để robot tự động sẽ có thể làm việc bên trong nhiều cơ sở khác nhau".
Theo: CNN
http://dlvr.it/T3sLxL
Các robot hiện đang chỉ được sử dụng cho hai cửa hàng – Tonkatsu Aoki và Benihana Annex – ở khu vực Nihonbashi của Tokyo. Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ triển khai chúng ở nhiều khu vực hơn. Chúng đang được sử dụng để giao hàng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày trong tuần.
Nhật Bản hiện là quốc gia thứ hai trên thế giới có Uber Eats, dịch vụ giao đồ ăn của công ty gọi xe Uber Technologies, vận hành robot giao hàng. Công ty bắt đầu sử dụng chúng ở Mỹ vào năm 2022.
Sau khi đơn hàng được đặt trên ứng dụng Uber Eats, robot sẽ đến cửa hàng để nhận hàng trước khi gia đến địa chỉ do khách hàng chỉ định, sau đó khách hàng sẽ sử dụng chìa khóa trong ứng dụng để nhận đơn hàng. Shintaro Nakagawa, người đứng đầu Uber Eats Japan, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng:
"Do Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, chúng tôi tin rằng robot tự lái sẽ trở nên quan trọng hơn như một cách để tăng các lựa chọn giao hàng".
Uber Eats sử dụng robot do Cartken, một công ty chuyên về công nghệ như vậy cung cấp, sau đó được Mitsubishi Electric điều chỉnh để sử dụng tại Nhật Bản. Các robot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo cho phép chúng tự lái cũng như vận hành từ xa.
Robot sẽ chạy với tốc độ tối đa 5,4 km/h, thấp hơn 1 chút so với tốc độ giới hạn 6 km/h đối với các phương tiện cỡ nhỏ điều khiển từ xa theo quy định của luật giao thông Nhật Bản. Robot màu xanh lá cây hình hộp, sáu bánh có chiều dài 71 cm, rộng 46 cm và cao 60 cm. Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm cho tới khi được giao đến khách hàng ở nhiệt độ thích hợp.
Các robot sử dụng camera để di chuyển trên lối đi dành cho người đi bộ, được thiết kế để tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng ở đèn giao thông. Các camera sẽ tự động che đi khuôn mặt của những người trong cảnh quay mà chúng ghi lại để bảo vệ quyền riêng tư của những người lỡ lọt vào khung hình.
Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty đang tìm cách đổi mới hơn nữa để cho phép robot tự động có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.
Anjali Jindal Naik, đồng sáng lập và COO của Cartken, cho biết trong một tuyên bố: "Sự hợp tác này đánh dấu một bước nhảy vọt trong việc xác định lại tương lai của dịch vụ giao đồ ăn, giúp trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn đối với người tiêu dùng ở Nhật Bản".
Giám đốc điều hành Uber Eats Nhật Bản Shintaro Nakagawa cho biết Uber tin rằng hệ thống giao hàng bằng robot sẽ tiếp tục "phát triển tầm quan trọng" khi họ mong muốn mang đến cho khách hàng và cửa hàng đối tác của mình "những bất ngờ thú vị và độ tin cậy cao".
Trong khi đó, Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty điện tử này sẽ tiếp tục phát triển các robot tự hành để cuối cùng chúng có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.
Nhật Bản, quốc gia gần đây bị Đức soán ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phải đối mặt với tình trạng dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp trong nhiều năm nay, gây áp lực quá lớn lên cơ sở hạ tầng hậu cần của nước này.
Shoji Tanaka, tổng giám đốc cấp cao của Trung tâm phát triển ứng dụng nâng cao, Bộ phận phát triển tại Mitsubishi Electric cho biết trong một tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng bằng robot "được coi là biện pháp đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng hậu cần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai".
Tanaka cho biết Mitsubishi đã hợp tác với Cartken để "ứng phó với những vấn đề xã hội như vậy".
Tanaka nói thêm: "Chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến mới được công bố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự lan rộng của dịch vụ giao hàng bằng robot tại Nhật Bản. Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng nhà máy, vốn là một trong những thế mạnh của chúng tôi, để robot tự động sẽ có thể làm việc bên trong nhiều cơ sở khác nhau".
Theo: CNN
http://dlvr.it/T3sLxL
No comments